Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Cháu ngoại Bống 6 tuổi muốn xin tiền tiêu vặt - Trẻ ở tuổi này có nên cho không và nếu không cho thì giải thích thế nào ?( Hàng ngày có bỏ trong cặp cháu sữa và quà vặt rồi) . Bấu rấu quá

30 nhận xét:

  1. Troi, kho thiet nhen Bong ui! Kg biet tieu cai gi ta? Mua banh thui chu gi Bong?

    Trả lờiXóa
  2. Mua quà bánh và đò chơi ở can tin . Nhưng theo Bống thì không nên cho trẻ tiếp xúc với tiền sớm và hơn nữa mua quà ở cantin thì có vệ sinh gì đâu lại mắc nữa

    Trả lờiXóa
  3. Hồi đi dạy ... Gió cũng gặp nhiều trường hợp giống như Bống nghĩ ...Như thế không phải là không đúng nhưng nảy sinh trường hợp thế này ở bọn trẻ
    1. Nó luôn cảm thấy thèm muốn những thứ mà bạn bè có tiền và mua được ở căn-tin theo ý thích... Đôi khi nhìn rất tội ..bởi vì đa số bây giờ trẻ đều biết tiêu tiền . Gió đã từng nhìn thấy những đứa HS cứ theo bạn để xin xỏ những thứ nó thích như bạn.
    2. Một số trẻ không được GD cẩn thận từ gia đình ...do có nhu cầu thích mua quá quá ...sẽ lấy cắp của bố mẹ khi bố mẹ sơ ý _ có HS lớp 2 đã lấy cắp 500 ngàn của mẹ mà mẹ ko biết , cô giáo phát hiện báo về nhà cha mẹ mới hay ..hoặc giả các cháu sẽ lấy cắp của bạn ..khi thích quá mà ko có tiền mua .

    Vì thế ..G nghĩ ông bà cha mẹ cần nắm bắt ngay ý muốn của trẻ để biết và : một là đáp ứng nếu thấy hợp lý , hai là giải thích cho các cháu hiểu tại sao không nên mua những thứ đó . Có thể nói nhỏ với GV để nhờ GV GD chung ở lớp ...chứ đừng đe nẹt các cháu ..thế chúng sẽ bị tổn thương .

    Cũng nên cho cháu 1,2 ngàn để cháu có thể mua thứ cháu thích nhưng đừng cho quá nhiều ...
    Gió nói thế thôi Bống còn tùy tâm lý cháu để có cách xử lý phù hợp nữa ..

    Trả lờiXóa
  4. Dung la 6 tuoi qua nho nen chua biet xai tien dau Bong. Thui tim cach giai thich nha Bong. Hehe.

    Trả lờiXóa
  5. Bống mua những loại bánh và đồ chơi nhỏ nhỏ nó thích - hàng ngày bỏ vô cặp . Hôm nay nó đi học về khoe một bạn cho 500 đ mua bóng bay . Phải giải thích cho nó nghe mãi nó mới thông . Bống sợ nó tiêu tiền sớm - khi không có lại tìm cách lấy căp của người lớn .
    Hơn nữa bây giờ ở các trường học có tình trạng trấn lột trong trường . Trước QT còn có tình trang này . Đáng lo ngại

    Trả lờiXóa
  6. Hàng ngày Bống nên nói chuyện với cháu, xem cháu thích gì. Nếu cho cháu 1000, 2000 thì cháu sẽ mua gì? Rồi từ đó có hướng xử lý tiếp.
    Tuyệt đối không cho cháu mang theo tiền nhiều trong cặp.
    Và làm sao cháu không phải giấu diếm ông bà cha mẹ bất cứ chuyện gì.

    Trả lờiXóa
  7. Bống sẽ làm theo Gió và Yến khuyên . Mấy ngày nay cả nhà đều lo lắng chuyện nhỏ mà không nhỏ này

    Trả lờiXóa
  8. em có chút kinh nghiệm về vấn đề này đó chị . vì con trai em năm nay 9t rồi hiiiiiiiiiiiiii
    thứ nhất nhóc thừong đựoc ngừoi thân trong gia đình cho tiền nhóc con , nên em sử lý bằng cách mua ống heo cho cháu bỏ vô nên giờ hể ai cho tiền là nhóc cứ về nhà bỏ vô ống heo
    thứ 2 : nhiều khi cháu cần mua một thứ gì đó ở trừong , nhưng trong ngừoi cháu ko có tiền thì cháu đâm ra suy nghĩ lung tung ko tốt . nên em nghĩ bống cứ cho cháu vài đồng nhỏ thôi , nhưng chiều cháu đi học về ch5 hỏi khéo hôm nay cháu mua gì vậy , lúc đó chị sẻ thấy cháu đem sản phẩm ra khoe thôi
    con trai em giờ lớn nên biết rồi nó muốn mua thứ gì mà ít tiền thì nó xin ba mẹ , còn mua cái gì nhiều tiền thì nhóc chỉ xin bà ngoại thôi , chứ ko xin ba mẹ
    thừong thì tụi nhỏ xin tiền để bỏ ống heo trong lớp đó chị , gọi là kế hoạch nhỏ . nếu ko thì lúc này cháu xin tiền chỉ là cháu muốn bỏ vào thùng quyên góp từ thiện lũ lụt thôi chị ko sao đâu ,
    bống cứ cho cháu vài đồng khi nào cháu xin , nếu chị ko cho nhóc sẻ tìm đủ mọi cách để có đựoc tiền thì càng khổ đó hiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  9. Ok ! Thử xem sao . Hôm nay đi học về nó có vẻ bức xúc vì các bạn có tiền mà nó không có . Có 1 bạn gái còn cho nó 500đ để mua bóng bay

    Trả lờiXóa
  10. dạ chị cứ thử đi , mình cho cháu chút`ít thôi , với lại cháu chị 6t rồi cũng nên cho cháu tiếp xúc với mùi tiền đi là vừa hiiiiiiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  11. Có nên cho trẻ tiêu tiền?

    Theo bà Lý Thị Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn giáo dục tình yêu, hôn nhân và gia đình TP HCM khẳng định, cha mẹ có thể cho con tiền tiêu vặt nhưng phải biết cách cho. Trẻ đi mẫu giáo, chưa có nhu cầu cần tiền nên cha mẹ không được cho.

    Khi trẻ vào lớp 1, bố mẹ nên cho con ăn sáng đầy đủ. Có thể cho trẻ tiếp xúc với tiền từng bước một. Đầu tiên cho con 1.000-2.000 đồng, hướng dẫn con nên cất kỹ trong cặp, chỉ khi cần mới dùng. Nhắc con rằng nếu đã tiêu tiền thì phải báo cho cha mẹ biết lý do tiêu vì việc gì. Bố mẹ đừng quá tin tưởng con mà hãy kín đáo kiểm tra số tiền của chúng. Khi con đánh mất tiền, cha mẹ cũng đừng quát mắng, phải tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân. Thấy con có nhiều tiền trong cặp phải tìm ra lý do, đừng kết tội con ăn cắp, dù nó có lấy tiền của người khác, bởi trẻ lớp 1 chưa ý thức được hành động của mình.

    Khi trẻ lên cấp 2, có nhiều nhu cầu tiêu tiền hơn như tiền ăn vặt cùng bạn bè, tiền quỹ lớp... Phụ huynh nên tính toán mỗi tuần cho con một khoản tiền nhất định sao cho vừa đủ. Nếu trẻ có nhu cầu mua sắm bạn nên dẫn con đi mua, cho phép con chọn và kín đáo theo dõi. Nếu con chọn món đồ không vừa ý mình cũng chớ nên chê bai, mà cần giải thích cho con hiểu và không nên tập cho trẻ thói quen tiêu dùng hàng ngoại.

    Trong một số trường hợp, cha mẹ nên tạo cho trẻ quyền tham gia vào việc chi tiêu gia đình. Ví dụ cả nhà cùng bàn luận hay cùng đi mua sắm một vật dụng nào đó. Sự trao đổi bàn bạc giữa cha mẹ và con cái sẽ đem lại không khí thân thiện và bình đẳng trong gia đình, cũng như tạo cho trẻ thói quen cân nhắc khi mua sắm. Trẻ sẽ rất hãnh diện khi được mọi người tin tưởng.

    Bố mẹ nên thống nhất cách cho con tiền, không khen thưởng con bằng tiền cũng như không dùng đồng tiền để mua chuộc, lôi kéo con về phe mình. Bố mẹ đừng nói quá nhiều về tiền trước mặt con, cũng không nên để tiền lung tung dù chỉ vài nghìn, vì biết đâu vô tình tạo cơ hội cho trẻ lấy cắp. Khi cha mẹ mất tiền dù ít, dù nhiều cũng phải tìm ra nguyên nhân, không được quát mắng hay truy hỏi con gay gắt.

    Làm thế nào để con hiểu giá trị của đồng tiền là điều mà bố mẹ nào cũng mong muốn. Bài học đầu đời của trẻ bao giờ cũng là tấm gương của bố mẹ. Vì vậy, trước khi dạy bảo con, bố mẹ hãy xem lại cách sử dụng đồng tiền của mình đã hợp lý chưa.

    (theo Phụ Nữ 9-5-2001)

    Trả lờiXóa
  12. Trẻ con và tiền bạc

    Con ngày càng lớn, kèm theo đó là bao nỗi băn khoăn của bố mẹ về phương pháp dạy dỗ sao cho hợp lý. Giúp trẻ tiếp cận với vấn đề vật chất là điều không đơn giản, bởi lẽ chỉ một chút lệch lạc về nhận thức cũng có thể khiến trẻ gây ra những hành động sai lầm.


    1. Càng giúp trẻ nhận thức sớm về tiền bạc càng tốt

    Xét về một khía cạnh nào đó, khi nhận thức sớm về vấn đề tiền bạc vật chất, trẻ sẽ biết kiểm soát tiền và có trách nhiệm với đồng tiền hơn.

    Trước khi biết làm phép cộng, trừ, nhân, chia, trẻ đã biết thế nào là tiền. Một đứa bé 4 tuổi cũng có thể nhận thức được cha mẹ chúng đi làm mỗi ngày để kiếm tiền, mới có thể mua được những vật dụng và đồ chơi cho nó.

    Không nên để trẻ nhận thức muộn, vì khi chúng lớn hơn sẽ không nghe lời khuyên của người lớn như lúc nhỏ nữa. Ngoài ra, đến lúc lớn, chúng đã biết tiêu tiền nhiều hơn là tích trữ ngay sau khi nhận thức về đồng tiền.

    2. Khi trẻ con nhận thức được tiền bạc, theo bản năng chúng biết giữ tiền

    Được thưởng hoặc được người lớn cho tiền, trẻ cũng muốn tiêu xài: mua đồ chơi, kẹo bánh. Mặt khác, trẻ còn bắt đầu biết tích trữ, dành dụm.

    3. Thưởng là một phương pháp dạy hiệu quả

    Khi con bạn còn bé, chỉ cần thưởng cho con một khoản tiền nho nhỏ khi được điểm 10 hoặc đạt thành tích gì đấy, cũng khiến cháu nhận thức được giá trị của đồng tiền và biết quý trọng hơn: Tiền không phải tự nhiên có, phải nỗ lực cố gắng mới được.

    4. Trẻ ở tuổi trưởng thành và học phổ thông có trách nhiệm với đồng tiền hơn

    Đây là giai đoạn hoàn thiện nhận thức của trẻ. Đừng vì sợ con tiêu tiền bừa bãi mà hạn chế không cho con tiếp xúc với đồng tiền. Dạy dỗ trẻ nhận thức về đồng tiền, ngân hàng, thẻ tín dụng… sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, hiểu biết hơn khi tự lập. Tất nhiên là chú trọng vấn đề nhận thức chứ không phải là cho con nhiều tiền để chúng đua đòi.

    5. Trường học cũng nên dạy trẻ về giá trị đồng tiền

    Trường học phổ thông có thể áp dụng chương trình học về thị trường, đầu tư, có ứng dụng thực tế để tăng thêm nhận thức cho trẻ.


    (Theo Money)

    Trả lờiXóa
  13. Giáo dục ý thức cho trẻ về tiền bạc

    Các chuyên gia phương Tây cho rằng, trẻ em được dạy dỗ đầy đủ về quản lý và sử dụng đồng tiền, sau này lớn lên sẽ làm kinh tế giỏi. Họ còn xây dựng một bảng kế hoạch dạy cho trẻ làm quen với tiền bạc.

    - 3 tuổi: Nhận biết các loại tiền và giá trị của chúng.

    - 4 tuổi: Học cách dùng tiền để mua những thứ đơn giản như bút vẽ, kẹo, đồ chơi, đồ ăn. Tất nhiên, việc mua bán này phải có người lớn hướng dẫn.

    - 5 tuổi: Dạy con hiểu rằng, tiền là thành quả do lao động mà có.

    - 6 tuổi: Trẻ có thể đếm được một số tiền tương đối lớn. Dạy cho trẻ cách cất giữ tiền, bồi dưỡng ý thức "tiền của mình".

    - 7 tuổi: Trẻ có thể quan sát bảng giá. Biết mua một số đồ vật đơn giản.

    - 8 tuổi: Nghĩ cách tự kiếm tiền tiêu vặt như bán báo, mua giúp hàng xóm những món hàng để được nhận tiền thưởng.

    - 9 tuổi: Có thể tự lập ra kế hoạch tiêu tiền cho mình, biết mặc cả khi mua hàng, học cách giao dịch.

    - 10 tuổi: Biết tiết kiệm tiền tiêu vặt. Những lúc cần, trẻ có thể mua những thứ khá đắt như: dụng cụ thể thao hay một loại nhạc cụ yêu thích.

    - 11 tuổi: Học cách đánh giá sản phẩm, từ đó phát hiện được hàng tốt, rẻ. Có khái niệm về bán hạ giá, khuyến mãi.

    - 12 tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, hiểu rằng kiếm được tiền không dễ dàng, có ý thức tiết kiệm.

    - Sau 12 tuổi, trẻ hoàn toàn có thể tham gia một số hoạt động thương mại, biết quản lý tiền bạc.

    (tổng hợp)

    Trả lờiXóa
  14. Có nên cho trẻ tiền?

    Các chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng, chính cách cha mẹ cho trẻ tiền dằn túi ảnh hưởng rất lớn tới sự thích nghi của trẻ với cuộc sống sau này. Theo họ, có tới 3 trong 4 cách cho trẻ tiền dằn túi không nên làm.


    3 cách không nên làm là:

    1. Cho tiền trẻ bất cứ khi nào có, không vì bất cứ mục đích nào và tuỳ hứng.

    2. Cho trẻ tiền dằn túi vì trẻ đã làm một việc gì đó.

    3. Cho trẻ tiền thường xuyên mà không có điều kiện đặt trước nào.

    Chỉ có một cách duy nhất cho trẻ tiền dằn túi mà chuyên gia tâm lý cho rằng đúng đắn và khuyên nên làm là cho thường kỳ, không có điều kiện nào, nhưng cần yêu cầu đứa trẻ sử dụng đồng tiền một cách có trách nhiệm nhất theo nội dung sau:

    - Cha mẹ và trẻ cần thoả thuận trước với nhau số tiền đó sẽ dùng khoản gì.

    - Với trẻ dưới 11 tuổi, nên cho trẻ tiền dằn túi vào một ngày nhất định trong tuần, còn với trẻ trên 11 tuổi nên đưa hàng tháng.

    - Cha mẹ không nên "cắt" khoản tiền dằn túi của trẻ như một biện pháp trừng phạt hoặc với ý định sẽ dùng số tiền đó để gây ảnh hưởng đến cách cư xử của trẻ.

    - Cha mẹ cần thoả thuận với trẻ những việc cần phải làm.

    - Hàng năm, trong ngày sinh nhật của trẻ, cha mẹ nên xem xét lại mức tiền dằn túi, quy định lại những việc trẻ phải thực hiện.

    - Cha mẹ phải yêu cầu trẻ loại trừ chi tiêu những mặt hàng cấm như rượu và thuốc lá.

    (Theo lifestyle)

    Trả lờiXóa
  15. Gửi chị Bống một vài thứ em biết, em có lưu nè. hihi... Đọc tham khảo Bống nhé.

    Trả lờiXóa
  16. Moon công phu quá . Cám ơn Moon nhiều .

    Trả lờiXóa
  17. Đọc xong của chị Bống, xuống đọc của chị Moon xong rồi, em dzìa :))

    Trả lờiXóa
  18. Moon ơi Moon, lý thuyết chỉ là nói suông thôi, đôi khi áp dụng lại trật bản lề hết đó! Chuyện gì cũng tùy theo thực tế và tâm lý mà có cách thôi, chị Bống hén! :)

    Trả lờiXóa
  19. Em thì nghĩ Bống cứ từ từ chỉ bảo cháu & không nên cho cháu tiếp xúc với tiền sớm, vì ở tuổi này chắc chắn cháu chưa hiểu được mục đích sử dụng đồng tiền vào việc tốt là thế nào? Và nên sử dụng tiền vào lúc nào là đúng. Có lẽ cháu muốn xin tiền để mua đồ chơi cũng có khi. Bống dỗ dành cháu thử xem cháu nói mục đích xin tiền là để làm gì xem sao ạh.

    Trả lờiXóa
  20. Mấy bữa nay nó đi học về và càu nhàu :" ở lớp con ai cũng có tiền ra cantin mua đồ chơi và mua bánh - có mình con không có " Ở nhà Bống đã dẫn nó đi siêu thị vào cuôi tuần xem nó thích gì là mua để rồi hàng ngày bỏ vô cặp cho nó . Thế mà nó vẫn muốn có tiền . Chán thế

    Trả lờiXóa
  21. Mọi người đã góp ý cả rồi, chỉ có Dì là có quyết định , tùy theo lúc và tùy theo nhu cầu !
    Đồng tiền, tự nó, từ lúc bé hay lớn, đã là 1 con dao hai lưỡi , khéo dùng thì được việc !

    Khi nào nó ... suy dinh dưỡng vì thiếu sữa thì nhớ cho cháu biết !! hehe !

    Trả lờiXóa
  22. Lại chọc dì vụ đi khám sữa rồi

    Trả lờiXóa
  23. thông minh nhỉ,
    cháu chỉ ....quan tâm chăm sóc trẻ thôi mà !

    Trả lờiXóa
  24. hì hì... em chỉ biết cung cấp lý thuyết, gợi ý cho Bống... còn tùy tình hình thực tế của Bống mà có cách giải quyết chị hén. hihi...
    Lý thuyết và thực tế là hai chuyện khác nhau nên em mới kg biết góp gì á vì em kg có chút kinh nghiệm nào nè chị Trúc. hihihi...

    Trả lờiXóa
  25. Đẻ đi để mà có kinh nghiệm . Nhưng những điều em com cho Bống không phải không đúng . Chỉ có điều nên áp dụng vơi từng điều kiện thực tế. Hôm nay cô giáo Be bắt cả lớp hứa không mang đồ chơi tới lớp . Nhẹ cả người

    Trả lờiXóa
  26. Hehe. Cung dang cho co kinh nghiem ne Bong ui! Co giao Be quyet dinh the nhe nguoi qua, ngu se an giac hen Bong ui.

    Trả lờiXóa
  27. Nên cho Bống à, lớp 1 thì cho khỏang 1, 2 ngàn thôi và phải hướng dẫn cháu nên mua những cái gì và không nên mua những cái gì (trong trường bán).

    Trả lờiXóa
  28. Em thì cho, để nó mua một vài ngày mấy cái trò vô bổ rồi sau đó giải thích rằng nó không cần thiết phải mua những thứ đó trong trường vì ba mẹ đã chuẩn bị cho nó mọi thứ, nên lấy tiền được cho để bỏ ống. Lâu ngày sẽ có được một số tiền lớn để mua những thứ mà nó rất thích. Giải thích như vậy nó cũng hiểu và giờ thì cất tiền và ống, lâu lâu lại lấy ra đếm xem đủ để mua con "siêu nhân trái cây" chưa. Thật ra trẻ con nó xin tiền vì bạn nó có tiền, chứ thật sự nó cũng chẳng cần.

    Trả lờiXóa
  29. Cám ơn lời góp ý của em . Giờ thì nó không xin nữa vì cô giáo bắt cả lớp hứa không mang đồ chơi vô lớp . Nhẹ cả lòng

    Trả lờiXóa

Bạn bè năm châu..

free counters