
Mấy người trong xóm thường nhìn theo và thật lòng khen ông bà. Ở cái tuổi ngoài sáu mươi, mấy đôi được tình cảm sớm tối bên nhau như hình với bóng thế.
Con gái hết kỳ nghỉ đẻ bốn tháng, mẹ con nhà nó lại bồng bế nhau về thành phố. Bà hỏi có cần mẹ trợ giúp gì không, nó cười: “Con cần mẹ chăm bố cho tốt”, ra là vợ chồng nó đã kịp thuê được người, chẳng phiền đến hai bà, để rồi hai ông phải bơ vơ.
Mẹ con nhà nó đi nhà lại vắng, lại hai ông bà già lụi cụi trở lại cuộc sống thường nhật. Nó về bà tất bật nhiều nhưng cũng vui, tuổi già chỉ cần nhìn con, nhìn cháu vui là như đang được gặt hái thành quả của cả cuộc đời.
Bạn bà có hai cô con gái lấy chồng xa, ngẩn mặt đùa: “Biết thế ngày xưa đẻ thêm đứa thứ ba, kiếm thằng cu thì giờ có khi cháu nội ê a suốt ngày”. Bà cười: “Tôi đây, một giai một gái vẫn xa cháu như thường, giờ ở đâu thuận lợi cho công việc thì chúng ở, gái hay giai cũng thế thôi. Như ông anh tôi nhà to ở Hà Nội mà có đứa nào sống cùng bố mẹ đâu”.
Giờ khác ngày xưa, con trẻ đã tự chủ được trong cuộc sống nên chúng muốn ra riêng cho tự do, bởi dù sao bà cũng đã thành lớp người cổ, không bắt kịp được với nhịp sống của bọn trẻ. Các con của ông bà cũng không thể thoát ra khỏi guồng quay của mưu sinh. Năm chúng về được một lần, độ hai ngày rồi quày quả đi.
Bà thấy mình vẫn còn may mắn lắm, vì chồng luôn ở bên cạnh, nếu không hẳn cuộc sống sẽ tẻ nhạt vô cùng.
Hàng ngày ông kiếm cớ ra sân quét lá, dẫu một hai cái lá ông cũng khua cốt để ngong ngóng xem có tiếng xe máy của các con về bất chợt không. Bà hiểu, nên cũng chỉ ngồi lặng lẽ, không tỏ vẻ sốt sắng nhưng trong dạ thì não nề...
Một lần bà ra chợ thấy cô hàng na có con mèo con bị mất mẹ, ngồi yên một chỗ nom rúm ró, bà thương tình mang về nuôi. Bà coi nó như con, đứa con suốt ngày quẩn quanh bên chân.
Đi chợ bà không bao giờ quên cá, tép cho mèo. Nó khôn khôn là, biết được bà cưng chiều nên đỏng đảnh ra trò. Cơm mà thiếu cá, nhất quyết đứng nhìn chứ không thèm ngỏ nghê, đến khi bà trộn cá vào mới nhỏ nhẻ, nhón nhén từng miếng một, ăn song ra hiên ngồi liếm láp sạch sẽ, tinh tươm rồi mới vào nhà nhảy tót lên lòng bà ngủ ngon lành. Bà cưng nựng vỗ về nó như một đứa trẻ.
Ngày nó thành thiếu nữ, bắt đầu giai đoạn tìm hiểu, bà phải mở cửa sổ để nó biết đường vào nhà. Tối nào không thấy nó rục rịch trong chăn hay nằm đánh võng trên màn là cả hôm ý không ai bảo ai, ông bà cứ thức chong chong. Nghe tiếng “ngheo ngheo” quen thuộc của nó mới thở phào đi vào giấc ngủ.
Lứa đầu nó đẻ được ba con, nom cứ như những cục bông nhỏ nhí nhảnh, đẹp như tranh vẽ bà ngắm nhìn như tự hào về những đứa con đang ngày một khôn lớn, ai đi qua cũng buông lời khen.
Đến khi cứng cáp, chạy nhảy lon ton, mấy người bạn đến chơi thích quá xin hết. Nó ngơ ngác đi tìm mất một thời gian, bỏ cả ăn khiến ông bà thương thắt ruột. Suốt thời gian dài không thấy nó chửa đẻ, bà ân hận nghĩ cảnh bà cô đơn giờ cũng bắt nó cô độc theo.
Không hiểu sao bà hay vận chuyện vào bà, nghĩ đến mèo lại liên tưởng đến cuộc sống trớ trêu khi con cái đi làm xa cả.
Thế rồi nó lại sắp đẻ, bà có kinh nghiệm rồi, vì thấy nó cứ gào nhặng lên, xục xạo khắp nơi tìm ổ. Bà vội lấy một thùng cáctông, bỏ ra ít quần áo cũ, cắt cúc, rồi để xuống gầm giường ngủ của ông bà. Nó cũng biết đây sẽ là nơi trú ngụ an toàn cho mẹ con nó, nên yên tâm vào nằm.
Đến đêm bà nghe có tiếng lạ, cúi xuống thấy nó đã đẻ được một con. Ông bà cùng vuốt ve đỡ đẻ cho nó, lại ba con. Sáng ra có dịp ngắm kỹ chúng, bà cười hạnh phúc. Mắng yêu: “Cái mặt nó vô lý thế, lông trắng mà lại có mấy cụm đen xì mọc lỗ chỗ trên mặt như là vừa lục vụng nồi của bà ấy!”. Ông cũng cười, ngắm nhìn lũ “chuột con”.
Tối nào chợt tỉnh mà không thấy tiếng mèo rúc rích dưới gầm giường là ông lo lắng kéo ra kiểm tra xem có đủ quân số, rồi mới yên tâm ngủ tiếp.
Bỗng một ngày lũ mèo đi đâu hết, bà ân hận nhớ đến thói quen của nhà mèo vẫn hay cắp con đi khi sợ điều gì bất ổn, có lẽ nó nhớ lần trước ông bà chia rẽ mẹ con nhà nó chăng…
Vậy là cả lũ mèo cũng bỏ ông bà mà đi? Liệu chúng có về nữa không? Ông bà vẫn ngóng trông. Nhà lại vắng!
( Sưu tầm)
Yêu quá nhỉ !
Trả lờiXóaKhi những con chim non đủ lông đủ cánh rời tổ, cha mẹ lại dạt dào nhớ thương con!
Người ta cứ thích chăm bẳm lo toan cưng chiều con cái con vật yêu, phải chăng vì nhu cầu yêu và được yêu, cho và nhận!
Cho nên nước mắt chẳy xuôi cũng cần ... về cội lắm !
Người ta thích nuôi mèo làm bầu bạn lúc tuổi già.
Trả lờiXóaCám cảnh quá chị hén.
Trả lờiXóa:)
Bé xem ẻn này ngẫm nghĩ điều gì ?
Trả lờiXóaMay là cặp vợ chồng già còn có đôi thủ thỉ bên nhau, cứ tưởng 1 người đi ra đi vô thì buồn chết được. Chả trách con cái, bọn chúng có cuộc đời riêng của chúng.
Trả lờiXóaĐọc đến đoạn cuối, cảm thấy bùi ngùi. Trùng hợp với một cái còm của bạn em, nói "Không có gì buồn cho bằng người ở lại.
Trả lờiXóaKhi về già thì không gì bằng ông bà chăm nhau mà....
Trả lờiXóaXem entry lại nhớ đến má hic hic . ......
Trả lờiXóaTưởng ông bà B ...xí hụt ...mai mốt mình sao ta ? ui ui ..
Trả lờiXóahi vọng mai mốt mình già đi cũng được thế
Trả lờiXóaBỗng dưng thấy buồn. Mai mốt nhà lại vắng :(
Trả lờiXóaĐọc xong thấy nhớ Ông Bà Nội của con quá Bống. Cũng chỉ còn 2 Ông Bà neo đơn với con Chó, con Mèo. Các con đều sinh sống & làm ăn nơi xa xôi đất khách.
Trả lờiXóaChắc vắng mấy hôm thôi.
Trả lờiXóaCon chăm cha không bằng bà chăm ông . May mà vợ chồng Bống được sống với con cháu - nhưng cũng phải suy đi tính lại mãi mới đành xa quê
Trả lờiXóaNhà chủ tịch là quá hạnh phúc rồi . Các con ở gần ông bà . Ban ngày đi làm nhưng tối vẫn tới thăm nom ông bà ngoại và ăn cơm do bà nấu .
Trả lờiXóacó nhau là vui rồi chị, mai mốt con em cho ở riêng hết :d
Trả lờiXóahinh anh vo chong gia quan quyt ben nhau la Bong va CPB vai nam nua do, that tinh cum qua a! Hehe
Trả lờiXóaBiết vậy hồi đó Bống cứ sòn sòn là đô hén, cứ năm một, năm một, năm một...thì nay vui nhà vui cửa rồi. Hà hà hà.
Trả lờiXóaSao bằng bà với ông hén Bống ...đôc rồi tưởng tượng y như Bống với CPB
Trả lờiXóa